Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, để phòng ho khi trời trở lạnh, mọi cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị ho, nên nghỉ ngơi; dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, lương y Vũ Quốc Trung cũng giới thiệu những thực phẩm vàng mọi người nên ăn khi bị ho và phòng ho khi trời trở lạnh.
Củ cải trắng, “khắc tinh” của ho
Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản… Củ cải trắng có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử.
Theo Đông y, la bặc tử (hạt củ cải) vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm.
Bài thuốc chữa ho từ củ cải trắng: Củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Cách làm: lê gọt vỏ, bỏ hạt; củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng loại vào miếng vải thô sạch để vắt nước, xong để riêng.
Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi, nấu đến sôi thì bớt lửa lại, nấu tiếp cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều và đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống, ngày 2 lần.
Tía tô
Tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Lá tía tô có tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho, hen suyễn…
Vỏ quýt, vỏ cam
Theo Đông y, vỏ cam, vỏ quýt có tính hàn, trị ho, tan đờm, thông họng rất hiệu quả được, khuyến khích sử dụng. Vỏ cam (hay quýt được) phơi khô được sử dụng làm thuốc ho.
Mẹo chữa ho ngứa họng bằng vỏ cam nướng rất đơn giản: cam rửa sạch, ngâm vào nước muối để loại bỏ chất độc, rồi đem gọt vỏ và nướng trong 15 phút.
Mỗi ngày ăn từ 2-3 lần, mỗi lần 2 miếng bạn sẽ thấy cơn ngứa rát ở cổ họng được làm dịu đi nhanh chóng. Chỉ sau vài ngày cơn ho đã biến mất.
Mai Nguyễn (tổng hợp)