Vấn đề - Sự kiện

CSĐT có thể mở rộng điều tra sau khi bắt bà chủ nhà thuốc Mỹ Châu

  • Tác giả : Đức Thuận
Sự việc bà Lê Thị Mỹ Châu - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư và phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group (nhà thuốc Mỹ Châu) bị bắt vì liên quan phi vụ “chạy án” 9 tỷ đồng đang khiến dư luận quan tâm.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Luật sư Đặng Xuân Cường, Trưởng Ban Hình sự Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú (TAT Law Firm) phân tích sự việc dưới góc độ pháp lý: “Việc bà Lê Thị Mỹ Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mỹ Châu Pharmacy Group, bị bắt vì tội đưa hối lộ có thể ảnh hưởng đến hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu trên nhiều mặt. Điều này dễ dẫn đến khủng hoảng niềm tin từ khách hàng, ảnh hưởng quan hệ với đối tác và nhà cung cấp, đồng thời tổn hại đến hình ảnh thương hiệu.
Ba chu nha thuoc My Chau bi bat, CSDT co the mo rong dieu tra
Luật sư Đặng Xuân Cường, Trưởng Ban Hình sự Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú (TAT Law Firm).
Về quản lý, sự vắng mặt của bà Châu có thể gây ra gián đoạn trong các quyết sách quan trọng. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, HĐQT sẽ cần họp để bầu người giữ chức chủ tịch tạm thời, hoặc ủy quyền cho Phó chủ tịch hay một thành viên khác điều hành trong thời gian chờ bổ nhiệm chính thức.
Tuy nhiên, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ thực sự xảy ra nếu hành vi sai phạm của bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty, và trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể mở rộng điều tra và xử lý nếu phát hiện các sai phạm khác liên quan đến doanh nghiệp.”

Còn về hành vi bà chủ chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu bị cáo buộc là tội hối l được quy định tại Điều 364, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Luật sư Cường cho biết: Đây là hành vi đưa tiền hoặc lợi ích vật chất cho người có thẩm quyền với mục đích tác động đến kết quả giải quyết vụ việc theo hướng có lợi cho người đưa hối lộ. Trong trường hợp của bà Châu, hành vi đưa tiền này có thể cấu thành tội đưa hối lộ, dù bà đưa tiền cho người không có thẩm quyền.

Về mặt pháp lý, việc đưa tiền với mục đích tác động đến quá trình tố tụng có thể bị xem là hành vi đưa hối lộ, ngay cả khi người nhận không có thẩm quyền. Đây là vì mục đích của bà Châu vẫn là để can thiệp vào tiến trình tố tụng. Do đó, hành vi này có thể vẫn bị xử lý theo quy định về tội đưa hối lộ.

Đức Thuận