Ảnh

Chuyện “trái ngược” ròng rã ở tuyến đường BRT

  • Tác giả : Trần Hải
Sau 5 năm hoạt động, buýt nhanh BRT không đáp ứng kỳ vọng giảm ùn tắc giao thông, mà khiến giao thông Thủ đô thêm phức tạp.

Khảo sát của PV Khoa học và Đời sống cho thấy, trên tuyến đường có phân làn BRT luôn thưa vắng ít người dám đi, riêng phần đường còn lại xe cộ xếp hàng dài, kẹt cứng nghiêm trọng hơn.

Chị Đỗ Việt Hà, (Kim Giang, Thanh Xuân) cho biết, hàng ngày đi làm qua trục đường Lê Văn Lương đúng vào giờ cao điểm, việc làn xe buýt BRT chiếm 1/3 lòng đường, nên phần đường còn lại luôn ùn tắc. Chị không dám đi vào làn đó vì sợ bị phạt.

Theo anh Đoàn Tuấn (Vũ Hữu, Thanh Xuân), phải chăng các xe buýt thường hay xe khách nên được đi vào làn BRT nhằm giải quyết giảm kẹt xe.

Được biết, tháng 6 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội tổ chức lại tuyến đường dành riêng xe buýt BRT, cho phép xe khách (trên 24 chỗ), xe cứu thương, xe công vụ, xe buýt thường được đi vào làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT 01.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lý giải, tuyến buýt nhanh BRT là trục xuyên tâm nhưng hiệu quả hoạt động giảm, trong khi lưu lượng phương tiện cao, đặc biệt vào giờ cao điểm, gây tình trạng ùn ứ. Vì vậy, việc cho các loại xe khác đi vào làn BRT nhằm giảm thiểu ùn tắc, tăng hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng giao thông là hợp lý.

Dưới đây là một số hình ảnh thực tế mà PV Báo Khoa học và Đời sống ghi nhận:

Sau 5 năm triển khai, tuyến buýt trên không được như kỳ vọng.

Sau 5 năm triển khai, tuyến buýt trên không được như kỳ vọng.

Tuyến đường buýt BRT đi qua như Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương ... thường xuyên tắc cứng vào giờ cao điểm.

Tuyến đường buýt BRT đi qua như Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương ... thường xuyên tắc cứng vào giờ cao điểm.

Làn đường chung ken cứng trái ngược với tình trạng trống không ở làn buýt BRT.Làn đường chung ken cứng trái ngược với tình trạng trống không ở làn buýt BRT.
BRT có dải phân cách cứng tách biệt với phương tiện khác. Các phương tiện tham gia giao thông không được phép đi vào làn xe buýt nhanh BRT.

BRT có dải phân cách cứng tách biệt với phương tiện khác. Các phương tiện tham gia giao thông không được phép đi vào làn xe buýt nhanh BRT.

...nhưng trên thực tế nhiều đoạn phố chỉ có vạch kẻ liền khiến làn BRT vẫn bị xâm phạm.

...nhưng trên thực tế nhiều đoạn phố chỉ có vạch kẻ liền khiến làn BRT vẫn bị xâm phạm.

Vào giờ cao điểm, tình trạng xe máy đi vào làn BRT phổ biến, còn ô tô không dám đi vào làn này vì sợ bị “phạt nguội”.

Vào giờ cao điểm, tình trạng xe máy đi vào làn BRT phổ biến, còn ô tô không dám đi vào làn này vì sợ bị “phạt nguội”.

Tại điểm giao cắt ngã tư, các phương tiện khác được đi chung với xe buýt nhanh BRT.

Tại điểm giao cắt ngã tư, các phương tiện khác được đi chung với xe buýt nhanh BRT.

Theo thống kê, bình quân năm 2017, buýt nhanh BRT đạt hơn 40 khách/lượt; năm 2018 là 42 khách/lượt; năm 2019 gần 43 khách/lượt. Vào giờ cao điểm, xe chở 70 khách/lượt, có chuyến lên đến 100 khách.

Theo thống kê, bình quân năm 2017, buýt nhanh BRT đạt hơn 40 khách/lượt; năm 2018 là 42 khách/lượt; năm 2019 gần 43 khách/lượt. Vào giờ cao điểm, xe chở 70 khách/lượt, có chuyến lên đến 100 khách.

Sở GTVT Hà Nội đã có đề xuất UBND TP cho phép xe khách (trên 24 chỗ), xe cứu thương, xe công vụ, xe buýt thường được đi vào làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT 01.

Sở GTVT Hà Nội đã có đề xuất UBND TP cho phép xe khách (trên 24 chỗ), xe cứu thương, xe công vụ, xe buýt thường được đi vào làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT 01.

Trần Hải