KINH TẾ

Chuyên gia nói doanh nghiệp gặp "khó gấp 3" với kịch bản hậu dịch

  • Tác giả : Thiên Ân
Dịch bệnh kéo dài đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng kịch bản hoạt động và hoạch định chiến lược kinh doanh.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng của năm 2021 đã có trên 90.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này cũng chưa sát với số thật, khi nhiều doanh nghiệp không thể tới làm thủ tục giải thể trong thời gian thực hiện dãn cách xã hội.

Đây là hậu quả phản ánh rõ nét nhất về ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài trong suốt gần 2 năm qua. Làm hoạt động sản xuất bị gián đoạt và đứt gãy, khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Đồng thời, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng kịch bản hoạt động và hoạch định chiến lược kinh doanh trong tương lai. Vì lần ảnh hưởng này bị chịu bởi yếu tố ngoại cảnh.

Trong khi đó, các nước trên thế giới hay Việt Nam cũng chỉ dự báo và biện pháp, chứ không chắc chắn được diễn biến dịch bệnh. Nhất là khi, virut corona (nCoV) liên tục biến đổi và kháng lại các loại thuốc chữa.

Theo Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam - Ngô Đăng Khoa, doanh nghiệp sẽ gặp 3 khó khăn sau đây:

Thứ nhất, doanh thu và dòng tiền của doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề do việc giãn cách xã hội kéo dài. Những quy định khắt khe, chặt chẽ trong phòng chống dịch khiến doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Trong khi đó chi phí duy trì sản xuất tăng cao.

Thứ hai về vấn đề lao động. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì lao động. Dịch bệnh đã khiến cho người lao động bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch. Sau đó, lao động sẽ gặp khó khăn trong việc quay trở lại làm việc khi dịch được kiểm soát.

Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ đứng trước nhiều thách thức trong việc tìm kiếm lao động.

Nếu các vấn đề này không được giải quyết, năng lực sản xuất khó có thể phục hồi như cũ.

Cuối cùng, doanh nghiệp đang đứng trược một áp lực rất lớn, đó là lạm phát leo thang. Giá cả đầu vào của mọi khâu sản xuất đều tăng cao khiến doanh nghiệp điêu đứng khi tài chính đang cạn kiệt. Từ đó tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao.

Vừa qua, Bộ KHĐT đã đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ, phục hồi nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Tuy nhiên, theo ông Khoa, các doanh nghiệp cần tự phải chủ động trong vấn đề xây dựng các kịch bản đa dạng với từng tình huống.

Các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình trước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cụ thể là phải tự tính toán các vấn đề rủi ro. Trong đó có rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro.

Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản, đảm bảo cho hoạt động của đơn vị được thông suốt.

Thiên Ân