Doanh nghiệp

Chuyển đổi số: “Bài toán” lớn với các nhà bán lẻ

  • Tác giả : P.V
“Xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ trong kỷ nguyên số như hiện nay thực sự là một cuộc cách mạng, không chỉ giải quyết vấn đề cung ứng hàng hóa – dịch vụ cho người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn còn tác động tích cực đến xã hội.” Theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư.

Theo báo cáo của OVUM, không có ngành công nghiệp nào trải qua nhiều thay đổi do hệ quả của chuyển đổi số diễn ra như thị trường bán lẻ. Càng ngày, những chuyển dịch trong thị trường này càng quyết liệt hơn và trở thành yếu tố quyết định để một cửa hàng hoặc một doanh nghiệp có tồn tại được hay không.

Là một lĩnh vực phụ thuộc lớn vào thói quen và sức mua của người tiêu dùng đại chúng, hoạt động bán lẻ chịu những biến đổi liên tục trong thời gian gần đây do thói quen người tiêu dùng thay đổi. Khách hàng hiện đại ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Các trải nghiệm công nghệ mới khiến họ phát sinh những nhu cầu mới và đòi hỏi nhiều hơn từ đơn vị cung cấp. Không chỉ là mua một món đồ, họ còn mua cả một trải nghiệm. Câu hỏi sẽ không còn là Ai bán sản phẩm tốt hơn, mà là Ai đem lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn, và Ai sử dụng chi phí vận hành hiệu quả hơn. 

khach-hang-cua-reddi-co-the-su-dung-cac-goi-du-lieu-thiet-yeu-mien-phi.jpg
Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí.

Câu chuyện chuyển đổi số cũng đang diễn ra mạnh mẽ đối với ngành bán lẻ tại Việt Nam. Đại dịch Covid-19 thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến diễn ra nhanh hơn, buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải đẩy nhanh tích hợp offline-to-online, đồng thời số hóa toàn bộ nền tảng. WinMart/WinMart+ - chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam về quy mô điểm bán là một điển hình cho xu hướng chuyển đổi số thành công bước đầu của các doanh nghiệp bán lẻ.

Bắt tay cùng Lazada, đón đầu xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm online

Một nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tại các nước Đông Nam Á cho thấy, quá trình chuyển dịch từ cửa hàng vật lý sang các nền tảng thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng. 

Sự chuyển đổi này tạo ra lợi thế cho dịch vụ giao hàng tận nhà khi có đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ này và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Theo đó, trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch.

Tại Đại hội đồng Cổ đông năm 2021 của Tập đoàn Masan, ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group đã chia sẻ lộ trình chiến lược xây dựng nền tảng Point-of-Life. Với việc hiện đại hóa kênh bán lẻ truyền thống, đẩy mạnh thương mại tích hợp từ offline đến online giữa bán lẻ hiện đại và các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ tài chính trên khắp Việt Nam, Masan đặt mục tiêu phục vụ 30 - 50 triệu người tiêu dùng trên một nền tảng “tất cả trong một”, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. The CrownX được xem là chương đầu tiên trong hành trình Point of Life mà Masan đang xây dựng.

khach-hang-mua-sam-tai-cua-hang-winmart-tai-ha-noi-edit.jpg
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ tại Hà Nội.

Tháng 5/2021, Nhóm các nhà đầu tư trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia đã rót 400 triệu USD để mua 5,5% cổ phần của Công ty The CrownX - nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ sở hữu Masan Consumer Holdings và WinCommerce (WCM) của Masan. Theo thỏa thuận này, WCM sẽ trở thành nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên Lazada - sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á của Alibaba. Qua đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được phục vụ hàng hóa đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” dù mua sắm tại kênh online hay siêu thị/cửa hàng.

Bằng việc hợp tác với Lazada, Masan tiếp tục sử dụng chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” khi tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng nền tảng điện tử riêng. Nhìn ở quy mô lớn hơn, WinCommerce có thể tận dụng dữ liệu 20 triệu khách hàng của Lazada để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, gia tăng sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu.

Ngoài Lazada, WinCommece còn đẩy mạnh bán hàng đa kênh thông qua các siêu app mua sắm, website WinMart.com, triển khai nhiều hình thức thanh toán không tiền mặt. WinMart/WinMart+ chuyển mình sang mua sắm online đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đã đón đầu xu hướng tiêu dùng mới, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đây có thể coi là thành công đầu tiên trên con đường chuyển đổi số của nhà bán lẻ này.

Số hóa nền tảng tích hợp đa tiện ích

Song song với đẩy mạnh bán hàng đa kênh, Masan cũng thực hiện chiến lược chuyển đổi WCM thành nền tảng bán lẻ đa tiện ích, tập trung vào khai trương các cửa hàng mini-mall tích hợp WinMart+, Techcombank, Kiosk Phúc Long, dược phẩm và mạng di động Reddi...

dat-mua-tra-cafe-phuc-long-qua-ung-dung-di-dong-va-duoc-phuc-vu-tan-noi(1).jpg
Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi.

Đây chính là chương đầu tiên trong chiến lược thiết lập nền tảng Point-of-Life đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trên một nền tảng xuyên suốt từ trực tiếp đến trực tuyến. Đồng thời, WCM cũng chính thức triển khai nhượng quyền WinMart+ sau khi đã tìm ra “công thức thành công” cho chuỗi cửa hàng này. Số hóa nền tảng, WCM đã ứng dụng công nghệ châm hàng tự động, nâng tỉ lệ sẵn có của hàng hóa từ 80% lên 96%.

Về câu chuyện chuyển đổi số của Masan, TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư nhận định, xây dựng hệ sinh thái Tiêu dùng - Bán lẻ trong kỷ nguyên số như hiện nay thực sự là một cuộc cách mạng không chỉ giải quyết vấn đề cung ứng hàng hóa – dịch vụ cho người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn còn tác động tích cực đến xã hội. Rất nhiều người lo ngại số lượng lao động sẽ giảm khi doanh nghiệp chuyển đổi số. Tuy nhiên, tại Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp như Masan, chuyển đổi số không những không làm giảm số lượng lao động mà còn giúp lực lượng này gia tăng khi quy mô được mở rộng.

P.V