Văn khấn quan hành khiển 2024 theo tín ngưỡng người Việt
Lễ vật cúng các Vương hiệu vị Hành khiển và Phán quan theo tín ngưỡng của người Trung Quốc cổ đại.
Mỗi năm trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan, năm nào thì khấn danh vị cũng như phải sắm áo vải đúng màu với đương niên hành khiển năm ấy.
Tên các vị hành khiển theo thập nhị địa chi, nhưng màu sắc bài vị, quần áo tuân theo phép ngũ hành: năm hành Kim (Canh, Tân) Màu Trắng; Mộc (Giáp, Ất) màu xanh lá; Thủy (Nhâm, Quý) màu xanh nước biển, màu đen; Hỏa (Bính, Đinh) màu đỏ, Thổ (Mậu, Kỷ) màu vàng như đã nêu ở bên trên.
Tục xưa của người Trung Quốc cổ đại, cúng Đại vương hành khiển là vào đầu năm mới, ngay phút giao thừa, sửa lễ tiễn năm cũ là tiễn cả vị đại vương năm cũ và đón vị thần năm mới. Hiện nay, trong thực tế tại địa phương Bình Dương, thần hành binh, hành khiển còn hiện diện trong nhiều lễ cúng bởi quan niệm tất cả các loại chiến tranh, dịch bệnh, gây chết người hàng loạt là do thần Hành Binh Hành khiến thiếu quân, chỉ đạo các vị thần có nhiệm vụ thu quân.
Ngày xưa khi có chiến tranh hoặc dịch bệnh gây tai họa khủng khiếp, gây ấn tượng mạnh khiến con người hoảng sợ, hàng năm bày tục cúng ra mắt các vị thần Hành Binh Hành Khiến và Phán Quan tha thứ.
Lễ vật cúng các thần này là gạo muối, trầu cau, trà rượu, một con gà luộc và vài chén cháo....đặc biệt phải có giấy tiền vàng bạc và một bộ đồ thế. Theo quan niệm xưa: “nhất nhân thế nhị hình” thì mỗi thành viên trong gia đình phải nộp hai hình thế để các vị thần này điền vào sổ lính. Ngoài ra người ta còn đốt dâng cho các vị thần này hình ảnh doanh trại, ghe thuyền, xe cộ, vũ khí, chiêng trống...
Khi cúng xong, người ta lấy hình một vị thần Hổ dán ngay cửa cái, ý muốn nhờ ngài phù hộ tất cả các thành viên trong gia đình và bẻ cặp giò gà đang cúng để đoán vận mạng cát hung. Ngay trong tục tống quái ngày nay người ta cũng vin vào lý do cấp quân cho thần Hành binh, Hành khiển mà làm một bè bằng chuối hay dán bằng giấy, khung bằng tre, trên có gắn hình nhân quân lính, gạo muối, gà luộc… mà thả trôi sông vừa để xua đuổi vận rủi, tai ương vừa cung cấp lính cho các thần.
Như vậy việc cúng khấn theo nghi thức tín ngưỡng cổ điển của người Trung Quốc vừa rơi vào mê tín vừa đánh mất ý thức tự tôn dân tộc của người Việt chúng ta.
Quan hành khiển năm 2024 là : Vũ Vương Hành Khiển, Thiên Đức Hành Binh, Lương Tào Phán quan , vậy nên văn khấn quan hành khiển hay còn gọi văn khấn giao thừa ngoài trời cũng phải tương ứng.
Mâm cúng giao thừa trong nhà |
Cách chuẩn bị và bày trí mâm cúng giao thừa 2024
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, mâm cúng giao thừa đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Đúng vào khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mâm cúng giao thừa được sắp đặt trang trọng và tràn đầy ý nghĩa tại mỗi gia đình.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa hay lễ cúng trừ tịch, là nghi thức “tống cựu nghinh tân” nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và đón chào các vị Thần linh của năm mới. Chính vì thế, nghi thức cúng giao thừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt Nam với quan niệm nghênh đón tài thần, cầu một năm bình an, may mắn.
Ngoài ra, lễ cúng giao thừa còn mang hàm ý tưởng nhớ, tri ân tổ tiên. Đây cũng là dịp để rước ông bà tổ tiên về tham gia lễ Tết cùng gia đình.
Khi giao thừa đến, mỗi gia đình Việt đều sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ cúng gồm mâm cúng trong nhà và ngoài trời để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới. Dưới đây là một vài gợi ý về cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa:
Chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời
Lễ vật có trong mâm cúng giao thừa ngoài trời thường tùy vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng ngoài trời không thể thiếu đĩa quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, xôi, bánh chưng, bánh dầy. Đối với phật tử, có thể cúng mâm lễ chay. Ngoài ra, còn có một bát gạo để cắm hương và 2 cây nến hoặc đèn cầy.
Tất cả được sắp xếp trên một bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang trọng và với lòng thành kính. Vào thời điểm giao thừa, người chủ gia đình thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà và thực hiện lễ khấn vái trước mâm cúng.
Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà
Nghi thức cúng giao thừa trong nhà bao gồm lễ cúng tổ tiên và lễ cúng Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà). Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như mâm cúng ngoài trời,
Hướng dẫn cách cúng giao thừa
Cúng giao thừa là một hoạt động linh thiêng và trọng đại trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Để thực hiện cúng giao thừa một cách bài bản nhất, hãy tham khảo một vài hướng dẫn cơ bản dưới đây:
Cách bày trí đồ cúng giao thừa
Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời với mâm lễ chay:
1. Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc và trải một tấm vải sạch lên, sau đó đặt mâm lên trên.
2. Sắp xếp mâm lễ theo thứ tự sau:
· Đặt đĩa xôi và bánh kẹo vào giữa mâm, đặt tiền , muối, gạo ở bên cạnh.
· Nước ngọt/bia đặt cạnh bên trái mâm lễ.
· Đèn/nến đặt phía bên phải mâm lễ.
· Rượu đặt ở phía trước mâm lễ.
· Đặt lọ hoa, và sớ khấn bên cạnh mâm lễ.
· Châm hương cháy rồi đặt xuống mâm hoặc có thể cắm vào chén muối/gạo đều được.
Cách bày mâm cúng giao thừa trong nhà cũng tương tự như cách bày trí mâm cúng giao thừa ngoài trời và tùy vào cỗ mặn hay cỗ ngọt.
Thời gian cúng giao thừa
Thời gian cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024 nên được tiến hành vào giờ Tý (tức 11 giờ đêm) hoặc thời điểm tốt nhất là giờ chính Tý (0 giờ đêm) và kết thúc trước 1 giờ sáng, ngày mùng 1 Tết.
Bởi trước 1 giờ sáng là lúc các vị thần cũ bàn giao công việc cho vị thần mới. Do đó, bạn nên cúng giao thừa vào khoảng thời gian 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng để các vị thần chứng giám cho lòng thành của gia chủ.
Những điều cần làm trước khi đón giao thừa để gặp may mắn
· Dọn dẹp, quét lau nhà sạch sẽ.
· Đốt nhang thơm trên bàn thờ Phật và tổ tiên.
· Luôn giữ tiền trong túi.
· Nên mở tất cả các cửa trong nhà.
· Trữ đầy nước trong nhà, mua sắm cây cảnh Tết.
· Đặt chổi ra ngoài đúng giờ giúp xua đuổi điều xui xẻo.
· Sữa chữa hoặc đem bỏ những đồ đã bị hư hỏng không sử dụng được.
· Trả hết nợ nần của năm cũ.
· Mặc những trang phục có màu sắc tươi tắn đem lại sự may mắn.
Những lưu ý trong đêm đón giao thừa
· Nên nói lời ái ngữ, Không nên nói những lời xui xẻo hay tranh cãi với nhau điều này sẽ làm cho năm mới không được vui vẻ, thuận hoà.
· Hạn chế việc làm vỡ chén dĩa, đổ dầu trong đêm đón giao thừa.
· Ăn uống từ tốn, khiêm nhường , Không nên ăn uống vội vàng đêm giao thừa.
- Tránh sự cãi nhau
TS Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp UIA)