<div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/25/trinh-hoa-binh-1.png" /> <p><em>PGS.TS Trịnh Hòa Bình</em></p> </div> <p><strong>Thi sắc đẹp để làm gì?</strong></p> <p><em>Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/9, Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, nhiều cử tri băn khoăn về mục đích của các cuộc thi sắc đẹp tràn lan trong thời gian vừa qua. Câu hỏi đặt ra là mục đích của các cuộc thi sắc đẹp hiện nay là gì và Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã thấy rằng các cuộc thi này đã đạt được mục đích đặt ra hay chưa. Hiện nay có rất nhiều dư âm từ các cuộc thi sắc đẹp, khi nhiều cô gái chỉ sau một ngày, một giờ trở nên nổi tiếng, dẫn đến nhiều vấn đề khác. Dưới góc nhìn xã hội học thì theo ông có nên tiếp tục tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như hiện nay?</em></p> <p>Việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Ở Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã có từ năm 1988. Đến nay, nhiều hoa hậu đại diện cho cuộc thi sắc đẹp này vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống, xứng đáng là đại diện của cái đẹp. Từ đó đến nay, cuộc thi hoa hậu đã trở thành thông lệ để cổ vũ, tôn vinh cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trí tuệ, thuần hậu, trong sáng, đậm chất Á Đông.</p> <p><em>Nhưng dư luận thì có nhiều nghi ngại về phía sau ánh hào quang từ những cuộc thi sắc đẹp này?</em></p> <p>Thực ra ai cũng mong người phụ nữ sẽ đẹp hơn, ai cũng mong muốn được nhìn những phụ nữ xinh đẹp và tôn vinh họ. Tôn vinh cái đẹp trong xã hội hiện đại là tất nhiên. Cổ vũ họ để họ đẹp hơn thì xã hội cũng đẹp hơn. Vấn đề là một số người đẹp sau khi được tôn vinh, hoặc chưa đến mức được danh hiệu mà chỉ cần lọt vào “top các người đẹp” thôi, là đã tự tay định giá sắc đẹp của mình bằng tiền. Một số người biến sắc đẹp của mình thành thị trường, dẫn đến những dư luận xấu.</p> <p><em>Vì sao họ lại làm thế, phải chăng vì sự sa ngã của một vài cá nhân trước cám dỗ của đồng tiền?</em></p> <p>Có nhiều lý do để họ tham gia vào thị trường sắc đẹp như vì hoàn cảnh cuộc sống khó khăn, vì sức cám dỗ quá lớn, vì bị dụ dỗ… Thế là người ta sử dụng các danh hiệu sắc đẹp vào các hoạt động không lành mạnh như mua bán dâm. Điều này vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như quy định của các cuộc thi, đi ngược lại mục đích tốt đẹp của các cuộc thi sắc đẹp.</p> <p><em>Họ sẽ lập luận, nếu sắc đẹp là tài sản của cá nhân họ thì họ có quyền sử dụng?</em></p> <p>Đúng thế, nhưng khi đã được tôn vinh, trở thành biểu tượng của cái đẹp, người của công chúng, hình mẫu để những người phụ nữ khác phấn đấu, thì việc làm của họ lại ảnh hưởng nghiêm trọng. Biến sắc đẹp thành thị trường mua bán, cũng là một cách rẻ rúng người phụ nữ, cho dù giá của họ có cao đến thế nào. Đây là sự tha hóa của cá nhân, mà khó một tổ chức nào có thể kiểm soát được.</p> <p><strong>Dây chuyền ăn theo cuộc thi sắc đẹp</strong></p> <p><em>Những vụ việc người mẫu, hoa hậu bán dâm thời gian gần đây khiến dư luận rất quan tâm. Dường như số vụ việc như vậy ngày càng nhiều?</em></p> <p>Trước đây thì những trường hợp này có thể ít, cá biệt, nhưng ngày càng nhiều người bị phát hiện khiến xã hội thấy nghi ngại. Có những cô gái chỉ sau đêm đăng quang là đã trở thành “có giá” theo đúng nghĩa đen. Từ đó, cả một dây chuyền ăn theo các cuộc thi sắc đẹp phía sau. Những người đẹp ngã vào các đường dây ấy cũng nhanh chóng. Khi ấy, người ta mới đặt ra câu hỏi có nên tiếp tục tổ chức các cuộc thi sắc đẹp nữa không. Quan ngại ấy là đúng, có cơ sở.</p> <p><em>Ông thì giữ quan điểm vẫn cần tổ chức để tôn vinh sắc đẹp?</em></p> <p>Đúng thế, theo tôi là vẫn nên, nhưng phải quản lý được. Không để người đẹp bị tha hóa. Đơn vị tổ chức, các cơ quan chức năng liên quan, phải quản lý được việc này. Không để hình thành những đường dây biến sắc đẹp thành thị trường. Có môi trường lành mạnh để các người đẹp hoạt động, tỏa sáng, trở thành biểu tượng cái đẹp của cộng đồng. Ở đây vai trò quản lý Nhà nước là rất quan trọng.</p> <p><em>Nhưng nếu đó là sự tha hóa của cá nhân thì việc quản lý là cực kỳ khó?</em></p> <p>Đúng là rất khó, nhưng nếu chúng ta quản lý tốt, không để cho các đường dây mua bán dâm, trao đổi sắc đẹp, định giá người đẹp theo danh hiệu… tồn tại thì các người đẹp cũng ít có nguy cơ bị tha hóa. Rồi nhiều khi chính ngay ban tổ chức cũng không được vi phạm các chuẩn mực, không được dễ dãi, làm thay đổi, biến hình cuộc thi sắc đẹp sang những mục đích khác.</p> <p><em>Đó lại là việc của công an, văn hóa, thông tin… khá phức tạp?</em></p> <p>Bởi vậy mới khó. Để các cuộc thi sắc đẹp trở về với đúng nghĩa thì phải dẹp được những tệ nạn này. Việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp cũng phải thực hiện theo đúng quy định như 1 năm không tổ chức quá 3 cuộc thi. Chứ nếu cứ tổ chức rình rang, liên tục, không quản lý, thì rất dễ dẫn đến những tiêu cực khiến dư luận nghi ngại.</p> <p><strong>Bản lĩnh để không tha hóa</strong></p> <p><em>Con người vốn dễ bị những cám dỗ dẫn lối hành vi. Đó là bản năng. Làm thế nào để chiến thắng bản năng, ông có lời khuyên nào để các người đẹp không sa ngã?</em></p> <p>Lại là một việc khó nữa. Làm sao để không sa ngã trước một cuộc sống hoàn toàn khác với trước khi đeo trên mình danh hiệu người đẹp. Sức cám dỗ của đồng tiền là rất lớn, nhưng nhân phẩm con người còn lớn hơn, không có đồng tiền nào mua được. Khi làm bất cứ điều gì cũng nên nghĩ đến những chuẩn mực đạo đức xã hội, nhất là khi mình đã là người được công chúng biết đến. Điều này đòi hỏi các người đẹp phải có bản lĩnh, có nền tảng văn hóa, hiểu biết.</p> <p><em>Còn ở góc độ quản lý, làm thế nào để quản lý tốt hơn các cuộc thi người đẹp?</em></p> <p>Đó là phải làm tốt hơn các công việc sau cuộc thi, sau lễ tôn vinh sắc đẹp. Nghĩa là không chỉ tôn vinh để đấy, mà phải tạo ra những hoạt động, môi trường lạnh mạnh cho họ. Các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, xây dựng hình ảnh của cái đẹp là chuẩn mực, phải được tính đến bài bản chứ không làm chụp giật.</p> <p><em>Khi tổ chức các cuộc thi, có nên yêu cầu thí sinh phải có trình độ văn hóa, nhận thức cao hơn, bản lĩnh hơn?</em></p> <p>Thực ra việc một người có bị tha hóa hay không, không phải vì họ có trình độ học vấn cao hay thấp, mà vì bản lĩnh trước cám dỗ của họ kém. Do đó, nâng tiêu chí cuộc thi không giải quyết được, mà chính là nhận thức của từng cá nhân trong việc giữ gìn hình ảnh, nhân phẩm của mình.</p> <p><em>Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!</em></p> <blockquote> <p><strong>Theo báo cáo tổng hợp thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14, tình trạng xuống cấp về đạo đức gia đình, đạo đức xã hội đang ở mức nghiêm trọng. Việc xây dựng tấm gương người tốt, việc tốt hiệu quả chưa rõ rệt, hệ giá trị chuẩn mực đặc trưng của con người mới chưa được xây dựng. Việc quy hoạch quỹ đất cho xây dựng các thiết chế văn hóa ở các địa phương còn bất cập; hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hóa còn chưa cao. Việc quy hoạch quỹ đất cho xây dựng các thiết chế văn hóa ở các địa phương còn bất cập. Quá trình đô thị hóa mạnh ở Việt Nam đã bộc lộ các mâu thuẫn giữa bảo tồn văn hóa và phát triển đô thị tại các thành phố lớn. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ, khai thác và phát huy đối với một số di tích lịch sử, văn hóa chưa rõ nét.</strong></p> </blockquote> <p><strong>Tô Hội</strong><em> (thực hiện)</em></p> <p> </p> <!--.saic-wrapper -->
Cái đẹp cần tôn vinh nhưng đừng để tha hóa
Tin liên quan
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam, việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ là điều cần thiết. Phụ nữ là phái đẹp, tôn vinh họ là động lực để họ phấn đấu ngày càng đẹp hơn. Vấn đề là phải quản lý được một số người đẹp, tạo môi trường để họ không tha hóa.