Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, virus Varicella Zoster có khả năng sống được vài ngày. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, qua các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết đường hô hấp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu, lây qua đường hô hấp do hít phải vi rút do người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi (chảy mũi) hoặc ho làm nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh thường gặp vào mùa đông, đầu mùa xuân và có khả năng bùng phát thành dịch.
Dưới đây là các cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Tiêm vaccin
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều có thể mắc bệnh. Chủ động tiêm vaccin cho trẻ là cách tốt nhất để phòng tránh thủy đậu, Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
Hạn chế tiếp xúc nơi đông người đặc biệt là nơi có mầm bệnh
Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên chỉ cần tiếp xúc nhẹ qua những vùng đang có người bệnh là sẽ nhiễm thủy đậu, vì thế trong lúc có dịch thủy đậu bùng phát nên hạn chế cho con ra ngoài hoặc nếu ra ngoài nên đeo khẩu trang cho bé.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cá nhân
Để trẻ có một cơ thể khỏe chống lại virut gây bệnh, cần vệ sinh cá nhân thường xuyên sạch sẽ, tránh để virut có hại phát sinh trong nhà. Đặc biệt những vùng như: mũi, họng, tai, phải vệ sinh thường xuyên, nên hình thành cho trẻ thói quen rửa tay sau khi ra ngoài về và trước khi ăn để bảo vệ trẻ khỏi virut.
Tránh tiếp xúc với những đồ vật của người khác
Thủy đậu có thể lây qua đồ vật của người bệnh, vì thế nên trang bị cho trẻ những đồ vật cá nhân riêng như: cốc uống nước, bát đũa ăn cơm, khăn mặt... để tránh động vào đồ của người khác, từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.