Khám phá

Bí mật tàng ẩn sau 10 con số, nên biết để ứng dụng

  • Tác giả : BS.VS Nguyễn Văn Thắng
10 con số không chỉ đơn giản để tạo nên các hằng số mà còn có mặt trong cả tự nhiên, xã hội và tâm linh. Nó hiện hữu và tàng ẩn, chứa đựng và dung hòa vạn pháp, đa dạng và rất linh diệu… mà chúng ta chưa biết.

Số 1 – nơi hợp nhất, nương tựa vạn vật

Số một gọi là nhất, như nhất linh, nhất tự, nhất tâm, nhất pháp, nhất vị, nhất danh, nhất thể…Nó là sự xuất phát, sự tăng tiến để thành toàn thể, nó khởi thủy và kết thúc của mọi pháp. Nhất tâm để hợp tâm, nhất thể để hợp thể, nhất pháp để toàn pháp. Từ tuyệt đối đơn cực thành những quy luật nhỏ đa cực, (quy luật tương đối). Đó là nói xuôi. Nói ngược thì từ có hợp tâm mà có nhất tâm, từ hợp thể thành nhất thể, từ hợp pháp thành nhất pháp,…

Tức là từ những quy luật nhỏ đa cực (tương đối), hợp nhất để thành quy luật lớn bao trùm (Quy luật tuyệt đối). Đặc biệt, số 1 còn là nhân, là nhất trụ để kết nối trời đất, hợp nhất càn khôn (Thiên – Địa – Nhân hợp nhất) cũng là nơi nương tựa của vạn vật, vạn pháp

Số 2 – gốc của mọi sự biến hóa

Có nội dung rộng lớn, là cấu trúc khởi thủy, là gốc của mọi sự biến hóa. Đó là Âm và Dương. Quy ước là (-) và (+). Triết lý “Âm Dương” bàng bạc, hiện hữu và tàng ẩn trong khắp vũ trụ, thiên nhiên và con người. Như mặt trời (+) và mặt trăng (-). Ngày (+) thì đêm (-), nóng (+) thì lạnh (-). Lửa (+) thì nước (-). Nam (+) thì nữ (-). Tâm hỏa (+) thì thận thủy (-). Thận phải (+) thì thận trái (-). Khí (+) thì huyết (-). Ở cây cối thì gốc rễ (-) và thân lá (+).

Một vấn đề lớn là sinh tử hay tử sinh. Theo Khí hóa hay hóa khí mà không gian nơi này thu hẹp thì nơi kia mở rộng hay ngược lại. Mà sinh tử hay tử sinh là sống dần trong cái chết hay chết dần trong cái sống. Từ đó mà lập sinh vi hay tử vi. Và khi (+) và (-) cân bằng thì con người trở nên bất tử. Hơn nữa, từ (+) (-) sinh tứ trụ, tứ trụ thành bát quái mà biến dịch khắp cả càn khôn.

Bí mật tàng ẩn sau 10 con số, nên biết để ứng dụng - Ảnh minh hoạ

Bí mật tàng ẩn sau 10 con số, nên biết để ứng dụng - Ảnh minh hoạ

Số 3 – sự cân bằng của vũ trụ như thế chân kiềng, gọi là tam thế

Trong trời đất có Thiên - Địa - Nhân. Trong vũ trụ có Nhật – Nguyệt – Tinh. Trong không gian có Thủy – Hỏa – Phong. Thời gian có Quá khứ - Hiện tại – Vị lai. Ở con người bên ngoài có Cân – Cơ – Xương, bên trong có Tinh – Khí – Thần. Cơ chế vận hành năng lượng trong cơ thể có Đàn năng – Hóa năng – Biến hóa năng. Tâm linh có thể Phách –Hồn – Vía. Về biến hóa có Sinh – Biến – Diệt.

Về năng lượng Tâm có Bi –Trí – Dũng. Ở cơ thể thì từ Năng lượng → thông qua Vận động → để ổn định cơ cấu (năng lượng thu) và từ cơ cấu → thông qua vận động → xả năng lượng (năng lượng xả). Con đường này là Cơ cấu ↔ Vận động ↔ Năng lượng.

Về cấu tạo cơ thể có Vi môi ↔ Nội môi↔ Ngoại môi. Hoạt động kết nối thành trật tự thể qua hệ thống màng để hợp nhất với thiên cơ. Con người và vạn vật đều là các cơ thể trong vũ trụ. Thông qua nhau, thông qua vũ trụ và cũng là nơi vũ trụ thông qua.

Tứ trụ - cơ chế vận hành của càn khôn

Trong ngày có Sáng - Trưa - Chiều - Tối. Một năm có Xuân – Hạ - Thu – Đông. Cuộc đời có Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Vũ trụ có Thành - Trụ - Hoại – Không. Tâm linh có Giác -Tâm - Thần – Ý. Các pháp tu thì có Cận - Hành - Trụ - Xá.

Có 4 thế giới: Thế giới thực (đời sống của con người)- Thế giới thực ảo (thế giới tôn giáo)- Thế giới ảo (bác học) - Thế giới ảo thực (chìm trong giấc ngủ). Tất cả chỉ là sự mở ra và thu lại của các pháp. Như sáng mở thì tối thu. Mùa xuân mở ra thì đông khép lại.

Giải trình về Giác – Tâm - Thần – Ý: Khi hỏa khí kết hợp với với thủy khí trong cơ thể sinh ra điện năng mà có thần thức. Hỏa khí kết hợp với thổ sinh ra nhiệt mà sinh tâm thức. Hỏa kết hợp với khí mà sinh giác thức. Hỏa khí trong chân không sinh quang năng mà có ý thức.

Số 5 – Ngũ hành

Tượng trưng cho ngũ hành: là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó là 5 cấu trúc của vật chất cơ bản trong vũ trụ và con người. Trong con người biểu hiện của ngũ hành là ngũ tạng: Can (gan), Tâm (tim), Tỳ (lá lách), Phế (phổi), Thận.

Sự vận động của ngũ hành theo quy luật tương sinh và tương khắc như: Can mộc dưỡng tâm hỏa mà khắc tỳ thổ; Tâm hỏa dưỡng tỳ thổ mà khắc phế kim; Tỳ thổ dưỡng phế kim mà khắc thận thủy; Phế kim dưỡng thận thủy mà khắc can mộc; Thận thủy dưỡng can mộc mà khắc tâm hỏa…

Về ngũ tạng trong cơ thể:

Số 6: Biểu thị sự thường trụ hay vô thường của pháp.

Lục trần: sắc - thanh - hương - vị - súc – pháp. Lục căn: nhãn – nhĩ – tỵ - khẩu – thân – ý. 6 đường: địa ngục – ngạ quỷ - súc sanh – trời – người – Atula. Theo triết lý Phật giáo thì khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì sinh thức tâm (hư vọng) của tâm. Con người sinh ra vô minh luân hồi theo các sắc tướng thế gian mà bị che mờ tính giác, bản thể hay chân tâm của mình.

Như đám mây mà quên bầu trời, theo sóng động mà quên biển cả, do tâm động mà che mờ tính giác. Khi động tâm ví như mặt hồ động thì nhìn muôn pháp sai biệt, tức là Vô minh. Người thanh tịnh luôn buông bỏ trong tỉnh thức thì tâm linh thông. Đức Phật ví như mặt hồ trong rừng rất phẳng lặng và thanh tịnh thì bản thể thị hiện, vạn pháp đều sáng tỏ.

Vì do vô minh hay giác ngộ mà có 6 đường: Địa ngục (Cõi giới thấp nhất dành cho người phạm nhiều trọng tội); Ngạ quỷ (cõi giới dành cho những người tham lam, ác độc, coi thường chánh pháp); Súc sinh (cõi giới dành cho những ai vô minh); Cõi người (cõi lẫn lộn giữa thánh đạo và phàm phu); Cõi Atula (cõi cho những ai hay tranh đấu và sân hận; Cõi trời (giành cho người nhiều phước).

Số 7 - trung tâm điều khiển của cơ thể, vạn vật và vũ trụ.

Thất tinh: 7 ngôi sao. Từ đó hình thành nhị thập bát tú (28 vì sao) theo vị trí 4 phương 8 hướng mà định đoạt toàn thể càn khôn. Theo khí công trên cơ thể có 7 tâm lực (7 đại huyệt lớn của cơ thể), bao gồm: Bách Hội, Ấn Đường, Đản Trung, Khí Hải, Quan Nguyên; Hội âm; Mệnh môn. Ngoài ra còn có 7 luân xa, 7 trung tâm thể vía, 7 cõi trung giới, 7 trật tự thể của vũ trụ, 7 trạng thái tâm lý (thất tình)

Số 8: Biểu thị của bát quái, sự biến dịch khôn lường của vạn pháp trong trời đất.

Bát quái tượng pháp gồm:

Càn , Khảm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài. Từ bát quái tượng này xếp chồng lên nhau, biến dịch thành 64 quẻ kinh dịch, mang tượng pháp và triết tự của toàn thể càn khôn. Từ Bát quái này có thể biến tự thành Bát môn là Hưu – Sinh – Thương – Đỗ - Kiến – Tử - Kinh – Khai.

Số 9 – sự tu luyện

Ngoài ý nghĩa của cửu cung bát quái là: nhất Khảm, nhị Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly cung. Còn mang ý nghĩa của sự tu luyện theo triết học phương Đông. Trong võ thuật, sự tu luyện đều là bội số 9. Như Thập bát tấn pháp, Thập bát thủ, Thập bát cước, Thập bát ban võ nghệ, Thất thập nhị huyền công (72 pháp công phu võ thuật).

Môn phái Vĩnh Xuân có 108 thế tiến, 108 lùi, 108 thế phối triển đều là bội số của 9. Trong khí công có Cửu thủ nội công, Cửu thủ ngoại công, Cửu thủ nhuyễn công, Cửu huyền công, ... Thập bát la hán (18 vị la hán chân tu mà thành). Phương pháp tu luyện của đạo tiên cũng gồm 9 pháp, không kể pháp 10 của các bậc siêu phàm.

Số 10 - Rỗng

Biểu hiện của cái Rỗng. Sự rỗng biểu thị không gian, thời gian và tâm thanh tịnh. Không gian là sự rỗng lặng chứa năng lượng gồm Hỏa năng, Thủy năng,Thổ năng và Khí. Khi 3 dạng năng lượng này cân bằng thì hình thành những giọt khí.

Khí kết hợp với nhau thành chất và chất với chất thành vô vàn sắc tướng trong càn khôn. Khi mất cân bằng chúng tỏa thành năng lượng hòa trong hư không. Sự kết tụ của khí. Theo tam lực, tam hướng. Tâm lực là năng lượng Hỏa, hướng tâm lực là năng lượng Thủy và ly tâm lực là năng lượng Thổ.

Như vậy, không gian chỉ là cái rỗng chứa đựng sự giao động của các làn sóng, quy tụ hay lan tỏa. Chỉ là khoảng không chứa vô vàn các hạt khí. Nó bao phủ muôn vật và thấm trong muôn chất. Cái trống rỗng ấy chỉ là nơi mà không gian lắng đọng trong thời gian mà thành những hạt khí, là nơi để hạt khí quan hệ với nhau mà thành vật chất. Nó cũng là nơi để vật chất tan rã thành năng lượng lan tỏa trong cái không dưới dạng các làn sóng.

Cho nên, nói đến cùng thì bản chất của không gian, thời gian và vạn vật là “Rỗng”. Với trạng thái tâm thanh tịnh thì cũng rỗng lặng như hư không và thấy rõ thực tướng của vạn pháp, cũng như bản thể của mình. Chỉ khác là hư không thì vô tri, còn tâm thanh tinh thì thường tri (thường sáng), thường chiếu hay thường biết.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo)

BS.VS Nguyễn Văn Thắng