Dinh dưỡng

Bí đỏ rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách có thể gây ngộ độc

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Bí đỏ rất giàu vitamin A,B,C. Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ gần như đứng đầu trong các loại rau dưa. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả cho sức khỏe.
Bí đỏ rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách có thể gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Bí đỏ rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai cách có thể gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Lợi ích của bí ngô đối với sức khỏe

Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, giảm lượng đường trong máu

Bí đỏ rất giàu coban. Chất này có thể kích hoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy chức năng tạo máu, tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12. Ngoài ra, đây còn là nguyên tố vi lượng cần thiết cho tế bào đảo tụy của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hạ đường huyết.

Giảm lipid máu và ngăn ngừa đột quỵ

Polysaccharide trong bí ngô có thể có tác dụng tương tự như phospholipid, có thể loại bỏ cholesterol và ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác. Bí đỏ có thể ngăn ngừa đột quỵ, vì trong bí đỏ có chứa nhiều axit glyxeric như axit linoleic, axit palmitic và axit stearic, đây đều là những loại dầu lành tính.

Chống oxy hóa và bảo vệ thị lực

Bí đỏ rất giàu vitamin E và β- caroten. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ hiệu quả cơ thể khỏi một số gốc oxy tự do và tác hại của peroxide. β- caroten là một loại caroten chuyển hóa vitamin A trong cơ thể giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt. Theo một số báo cáo, trong số những người thường xuyên ăn bí đỏ, có những người dù đã trên 80 tuổi vẫn có thể duy trì thị lực tốt và có thể đọc báo mà không cần đeo kính.

Giải độc

Bí đỏ có chứa vitamin và pectin. Pectin có tính hấp phụ tốt, có thể kết dính, loại bỏ độc tố của vi khuẩn và các chất độc hại khác trong cơ thể như chì, thủy ngân và các nguyên tố phóng xạ trong kim loại nặng.

Bảo vệ gan

Bột bí ngô rất tốt trong việc điều trị viêm gan, xơ gan. Các loại rau có màu xanh vàng như bí ngô, có thể giúp phá hủy thành phần trong thuốc trừ sâu, nitrit và các chất độc hại khác trong các thực phẩm khác, tăng cường khả năng tái tạo của các tế bào gan và thận.

Điều trị phụ trợ của viêm tuyến tiền liệt

Hạt bí đỏ và dịch chiết từ hạt bí ngô có tác dụng dược lý làm giảm viêm tuyến tiền liệt và điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, tác dụng sẽ kém hơn khi dùng riêng lẻ. Dầu hạt bí ngô rất giàu axit béo không bão hòa như axit linoleic và axit linolenic, có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và tăng cường chức năng tình dục của nam giới.

Các loại thực phẩm không nên ăn với bí ngô

Không nấu bí đỏ nấu với khoai lang: khoai lang là thực phẩm dễ gây đầy hơi, nếu kết hợp hai thực phẩm này trong cùng một món ăn càng dễ khiến tình trạng chướng bụng thêm trầm trọng.

Không ăn bí đỏ cùng thịt dê: đây đều là hai thực phẩm giàu năng lượng, nếu ăn cùng nhau sẽ gây chướng bụng, táo bón. Đặc biệt những người có bệnh truyền nhiễm mãn tính hoặc nóng trong bốc hỏa không nên ăn.

Không nấu bí đỏ với rau chân vịt: bí đỏ giàu enzyme phân hủy vitamin C sẽ phá hỏng nguồn vitamin C dồi dào có trong rau chân vịt.

Không ăn bí đỏ cùng với cá: cá là thực phẩm giàu đạm, axit béo không bão hòa, DHA, vitamin A, vitamin D tuy nhiên nếu ăn cùng bí đỏ sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.

Không ăn bí đỏ với tôm: gây kiết lỵ, có thể dùng đậu đen và cam thảo để giải độc.

Cua và bí đỏ ăn với nhau sẽ có những thành phần kết hợp không hợp lý, làm giảm dinh dưỡng có trong cả hai loại thực phẩm. Ngoài ra, sự kết hợp của cua và bí đỏ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân cao huyết áp.

Những sai lầm khi sử dụng bí đỏ khiến rước thêm bệnh tật vào người

Ăn bí đỏ đã già và để lâu dễ lên men

Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa

Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.

Bảo quản trong tủ lạnh

Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.

Ăn bí đỏ liên tục

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.

Nấu bí đỏ với dầu ăn

Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.

Nấu bí đỏ với đường

Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.

Giang Thu (T/H)