Chữa bệnh không dùng thuốc

Bị cảm cúm nên ăn gì để mau khoẻ?

  • Tác giả : Thu Giang (T/H)
Cảm cúm là một loại bệnh truyền nhiễm, xảy ra do sự tấn công của virus đến các cơ quan hô hấp. Khi mắc cảm cúm cần lưu ý, một số thực phẩm và đồ uống, có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.

Súp gà

Súp gà là một 'phương thuốc' tốt cho người bị cảm cúm, cảm lạnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng, các thành phần trong súp gà có thể làm giảm viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khi nó chống lại nhiễm trùng cúm.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Hãy chọn những món súp có chứa protein, rau không chứa tinh bột và carbohydrate. Để có một lựa chọn cân bằng, nhanh chóng, hãy cho một ít rau đông lạnh và gà quay xé nhỏ vào nước dùng ít natri. Súp đậu chứa protein và chất xơ, vì vậy chúng cũng là một lựa chọn tuyệt vời.

Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khi sức khỏe của bạn không tốt, chẳng hạn như bạn đang bị cảm cúm, bổ sung vitamin C luôn là điều cần thiết.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn so với lượng vitamin C đến từ chất bổ sung. Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất, bao gồm: dâu tây, cà chua, trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, cam,...

Rau xanh

Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hoặc cải bó xôi), cải xoăn và những loại rau xanh khác cũng đóng vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ vào lượng vitamin C và vitamin E dồi dào ở chúng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bạn có thể dùng các loại rau xanh để nấu canh, làm rau trộn hoặc kết hợp với trái cây để tạo ra những món sinh tố ngon lành. Bác sĩ cũng khuyến nghị bạn nên liên tục dùng các loại rau xanh trong suốt thời gian cảm cúm hoành hành.

Yến mạch

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Khi bạn bị ốm, một tô cháo yến mạch sẽ là lựa chọn hàng đầu. Tương tự các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, yến mạch cũng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: vitamin E, chất chống oxy hoá polyphenol, chất xơ beta - glucan.

Nước dừa

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cảm cúm uống nước dừa được không? Nước dừa giàu chất điện giải, kali và glucose, sẽ bổ sung thêm năng lượng khi bạn bị sốt. Vì vậy, bạn nào còn băn khoăn sốt cao uống nước dừa được không thì hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại nước trái cây ngọt ngào và mát lịm này nhé.

Súp lơ

Bông cải xanh được đánh giá là một "siêu thực phẩm" đem lại hàm lượng vitamin C, vitamin E dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra bông cải xanh còn giúp bổ sung canxi và chất xơ.

Tỏi

Tỏi có lịch sử lâu đời được sử dụng cho mục đích y học trong các nền văn hóa trên thế giới. Ví dụ, ở Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, tỏi được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa, trong khi ở thời Trung cổ, một số người coi nó như một phương thuốc chữa viêm khớp, đau răng, ho mãn tính và côn trùng cắn…

Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có thể hữu ích trong việc giúp chống lại bệnh cúm. Việc bổ sung tỏi có thể tăng cường chức năng tế bào miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm. Thêm tỏi vào trong các món ăn hoặc có thể dùng tỏi sống.

Mật ong

Mật ong là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến để làm dịu cơn đau họng. Đây là chất làm ngọt tự nhiên có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Một đánh giá trên tạp chí BMJ Evidence-Based Medicine cho thấy, mật ong có thể hiệu quả hơn trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và giống cúm so với thuốc không kê đơn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Đánh giá bao gồm 14 nghiên cứu phân tích gần 1.800 người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên được điều trị bằng mật ong hoặc các biện pháp thông thường như thuốc kháng histamin và thuốc giảm ho, các tác giả kết luận rằng, mật ong có vẻ vượt trội trong việc điều trị các triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng này.

Mặc dù các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao mật ong lại giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó có đặc tính kháng khuẩn.

Trà nóng

Một trong những cách tốt nhất để thưởng thức mật ong là thêm một thìa cà phê vào trà nóng. Loại đồ uống ấm này giúp làm dịu cơn đau họng và hơi nước có thể giúp thông cổ họng.

Trà có chứa một nhóm chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Các nghiên cứu cho thấy, chất này có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh mạn tính.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Hoa cúc đã được phát hiện là có đặc tính kháng khuẩn, trong khi trà bạc hà có thể giúp làm dịu các triệu chứng tiêu hóa. Trà xanh có chứa một loại polyphenol được gọi là catechin, có thể làm tăng số lượng tế bào T điều hòa, giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch.

Mặc dù có nhiều loại trà để lựa chọn, nhưng bạn nên tránh xa bất kỳ loại nào có chứa caffein, chẳng hạn như trà đen, có thể gây mất nước.

Gia vị như gừng và nghệ

Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế, nhưng các dữ liệu cho thấy, một số loại gia vị và thảo mộc có thể có lợi khi bạn bị cúm.

Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chiết xuất gừng có đặc tính kháng khuẩn, trong khi curcumin, một hợp chất tự nhiên trong củ nghệ, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, sẽ rất hữu ích khi thêm các loại gia vị vào trà, súp hoặc các món ăn khác khi bạn bị ốm.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Gừng và curcumin cũng có sẵn ở dạng bổ sung. Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCIH), việc bổ sung gừng được coi là an toàn nhưng có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm khó chịu ở bụng, ợ chua, tiêu chảy, kích ứng miệng và cổ họng nếu dùng với liều lượng lớn. Những người đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung gừng.

Do hoạt tính chống đông máu, chất bổ sung curcumin có thể gây chảy máu quá nhiều nếu dùng chung với thuốc làm loãng máu như: Aspirin, clopidogrel, warfarin…

Protein nạc

Ngay cả khi chúng ta không bị bệnh, protein vẫn cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm.

Protein giúp chúng ta duy trì khối lượng cơ nạc, bao gồm cả cơ bắp. Do đó, cần đảm bảo rằng, cơ thể nhận đủ chất đạm khi bị ốm, để ngăn ngừa tình trạng teo cơ, thúc đẩy quá trình lành bệnh và thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu.

Cúm có thể gây khó chịu cho dạ dày, do đó, người bệnh nên chọn protein nạc, ít chất béo.

Các nguồn protein nạc tốt, ít chất béo, bao gồm thịt gia cầm bỏ da, cá, đậu và đậu phụ…

Sữa chua

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua đều rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Vậy khi sốt uống sữa được không?

Theo kết quả từ một nghiên cứu trên chuột cho thấy, sữa chua không chỉ có khả năng xoa dịu cơn đau họng mà còn đóng vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, sữa chua cũng chứa một lượng protein thiết yếu cho cơ thể.

Chính vì những yếu tố trên, nếu bạn vẫn đang băn khoăn về vấn đề bị cảm cúm nên ăn gì, đừng ngần ngại thêm sữa chua vào thực đơn của mình nhé! Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý chọn những loại sữa chua không đường. Điều này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn hơn.

Còn với sữa, các bạn có thể thận trọng hơn và nên tránh các loại sữa chưa tiệt trùng vì có thể gây nguy hiểm cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Thu Giang (T/H)