Dữ liệu y khoa

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nào cần phải điều trị I-131?

  • Tác giả : TS.BS Nguyễn Quang Bảy
Tùy theo thể bệnh và mức độ duy căn người bị ung thư tuyến giáp có cần điều trị iot phóng xạ sau mổ hay không?

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, sau mổ ung thư tuyến giáp, trường hợp nào thì cần điều trị iot phóng xạ, trường hợp nào không? Điều trị và không điều trị có ảnh hưởng như thế nào?

Đỗ Thu Lê (Hà Nội)

ung-thu-tuyen-giap-can-iot-phong-xa.jpg

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nào cần phải điều trị I-131?

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai: Không phải tất cả những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều cần điều trị iot phóng xạ sau mổ.

Theo khuyến cáo mới nhất (2022) của Hội tuyến giáp châu Âu, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nguy cơ (tử vong) thấp thì chỉ cần mổ cắt khối u là đủ, không cần điều trị iot phóng xạ (I-131) sau mổ. Đó là những đối tượng:

- Ung thư tuyến giáp thể nhú nằm gọn trong tuyến giáp, không thấy xâm lấn vào mạch máu, không có (N0) hoặc có hạch di căn nhưng số lượng ít (N1 ≤ 5 hạch) và tất cả đều có kích thước < 0,2 cm

- Ung thư tuyến giáp thể nhú biến thể nang hoặc ung thư tuyến giáp thể nang còn nằm trong tuyến giáp, hoặc có xâm lấn mạch máu nhưng ít (< 4 mạch)

- Vi ung thư tuyến giáp thể nhú (≤ 1cm) có đột biến gene BRAF WT hoặc BRAF

Những bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau cần được điều trị iot phóng xạ (I-131) sau mổ cắt tuyến giáp. Đó là những bệnh nhân có nguy cơ cao (> 20%) khối ung thư vẫn còn hoặc tái phát ung thư, cụ thể là:
1. Khối u xâm lấn nhiều vào mô mềm xung quanh tuyến giáp
2. Không cắt bỏ được hết khối u
3. Đã có di căn xa
4. Xét nghiệm Tg sau mổ cao, gợi ý đã có di căn xa
5. Có hạch di căn, kích thước hạch ≥ 3cm
6. Ung thư tuyến giáp thể nang có xâm lấn rộng vào mạch máu (có > 4 ổ xâm lấn mạch máu)
Lưu ý là những bệnh nhân này cũng có nguy cơ cao bị tử vong do ung thư tuyến giáp.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy