Khám phá

Bất ngờ bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái Đất

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch cổ ít nhất 3,5 tỷ năm tuổi ở Australia, được cho là bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái Đất.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/bat-ngo-bang-chung-lau-doi-nhat-ve-su-song-tren-trai-dat.jpg

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA) và đồng nghiệp từ Đại học Wisconsin Madison vừa công bố kết quả nghiên cứu về hóa thạch cổ xưa ít nhất 3,5 tỷ năm tuổi trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện các vi sinh vật trên một tảng đá nhỏ đã có niên đại ít nhất 3,5 tỷ năm tuổi. Các bằng chứng bao gồm hóa thạch hình trụ và hình sợi, với kích thước nhỏ hơn sợi tóc. Đây được cho là các vi khuẩn hóa thạch có từ những ngày đầu của sự sống trên Trái Đất.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/bat-ngo-bang-chung-lau-doi-nhat-ve-su-song-tren-trai-dat-11.jpg

Nhà cổ sinh vật học J. William Schopf từ Đại học California phát hiện hóa thạch trên và miêu tả “các hóa thạch vi sinh” trong một bài viết được đăng trên tạp chí Khoa học năm 1993.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin Madison xác định các hóa thạch được tìm thấy ở Tây Australia có nguồn gốc sinh học hơn là nguồn gốc khoáng sản. Các chuyên gia đưa ra kết luận này sau khi kiểm tra tỷ lệ đồng vị carbon trong hóa thạch.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 11 loại vi khuẩn khác nhau từ đá, trong đó có một số dòng tuyệt chủng và những loài tương tự các loài vẫn tồn tại ngày nay.

Sự đa dạng của các vi khuẩn cho thấy một hệ sinh thái thu nhỏ trên Trái Đất thời cổ đại, bao gồm các loài sản sinh năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời như cây trồng hiện đại và các loài khác sản xuất hoặc tiêu thụ khí methane.

Với phát hiện này, các chuyên gia biết được sự sống phát triển rất sớm trong lịch sử tự nhiên của Trái Đất và rất có thể Trái Đất không phải là địa điểm duy nhất trong vũ trụ là nơi sự sống có thể tiến hóa.

Tâm Anh

(theo Mail Online, Mirror)