Khi khai quật một ngôi mộ ở Chiết Giang, Trung Quốc, các chuyên gia đã tìm thấy quan tài cổ của Sử Tùng Chi - tể tướng nổi tiếng của nhà Nam Tống. Từ đây, sự thật về tể tướng không đầu được làm rõ.
|
Năm 2012, các chuyên gia phát hiện một ngôi mộ cổ ở ngôi làng nhỏ có tên là Ngũ Liên thuộc Chiết Giang, Trung Quốc. Căn cứ vào các hiện vật, bao gồm bia đá, họ xác định thi hài nằm trong quan tài cổ là Sử Tùng Chi - tể tướng nổi tiếng của nhà Nam Tống. |
|
Theo các ghi chép và những giai thoại dân gian, trong thời gian giữ chức tể tướng, Sử Tùng Chi đã đưa ra nhiều chính sách giúp người dân có cuộc sống tốt hơn. |
|
Khi đất nước bị kẻ địch tấn công xâm lược, tể tướng họ Sử này tiếp tục lập được nhiều công trạng. Nhờ vậy, ông càng được nhà vua tin tưởng và giao cho những công việc quan trọng. |
|
Là đại thần nắm trong tay quyền lực lớn chỉ dưới hoàng đế, tể tướng Sử Tùng Chi dùng ảnh hưởng của mình để "loại bỏ" hoặc giáng chức những vị quan bất đồng chính kiến với ông. |
|
Vậy nên, Sử Tùng Chi có không ít kẻ thù. Sau khi vị tể tướng này qua đời, một số kẻ thù được cho là đã tìm đến mộ của Sử Tùng Chi rồi đào xới, cậy nắp quan tài và đem thủ cấp của ông đi. Người xưa quan niệm nếu người chết không được mai táng nguyên vẹn thì sẽ khó có thể đầu thai. |
|
Gia đình của Sử Tùng Chi dùng đủ mọi cách, chi rất nhiều tiền để tìm lại thủ cấp của người thân nhưng không thành công. |
|
Cuối cùng, gia đình nhờ một thợ kim hoàn làm một chiếc đầu vàng thay thế thủ cấp đã mất rồi chôn cùng thi hài của Sử Tùng Chi trong ngôi mộ mới, với hy vọng ông có thể đầu thai, chuyển kiếp. |
|
Từ đó, dân gian lưu truyền giai thoại về ngôi mộ chứa thi hài không đầu của tể tướng Sử Tùng Chi. Việc tìm thấy ngôi mộ của ông ở làng Ngũ Liên đã giúp làm sáng tỏ lời đồn trên. |
|
Theo các chuyên gia, thi hài Sử Tùng Chi được đặt trong một cỗ quan tài bằng gỗ trinh nam dài 2,5m, rộng và cao gần 1m. Quan tài được trang trí khá cầu kỳ với nhiều hoa văn phức tạp. Gỗ trinh nam vô cùng quý hiếm nên chỉ có hoàng tộc, quý tộc mới có thể sử dụng. Điều này cho thấy Sử Tùng Chi vô cùng giàu có nên sau khi mất được chôn trong quan tài làm từ gỗ quý cùng nhiều đồ tùy táng giá trị. |
|
Đặc biệt, sau khi mở nắp quan tài, các chuyên gia nhận thấy thi hài của tể tướng Sử Tùng Chi nguyên vẹn chứ không hề mất thủ cấp như các giai thoại được lưu truyền trong dân gian. |
Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?
Tâm Anh (TH)