Tọa lạc tại một xã ngoại thành ở Hà Nội, ngôi nhà được xây dựng với triết lý giúp định hình một môi trường sống tự nhiên nhất có thể.
|
Do đó, ý tưởng cấu trúc mà các kiến trúc lựa chọn là hang động. |
|
Thế nhưng, thách thức lớn nhất để triển khai ý tưởng đó là làm thế nào để lồng ghép được đặc điểm của hang động với nhà ở. |
|
Tổng thể căn nhà được thiết kế hai lớp tường bằng gạch nung chạy khéo kín qua một nút giao nhau, xen kẽ giữa chúng là những mảng cây xanh, rau củ quả... |
|
Gạch nung là một trong những loại vật liệu truyền thống của nhiều địa phương nông thôn Việt với phương pháp xây dựng thủ công đơn giản. |
|
Hai lớp tường có chức năng như một bộ lọc loại bỏ các tác nhân bất lợi của môi trường bên ngoài (nắng hướng Tây, bụi, tiếng ồn) và đưa thiên nhiên (ánh sáng, mưa, gió) vào bên trong. |
|
Phía trên bức tường bên ngoài nghiêng vào trong theo các đường chéo khác nhau nhằm tạo góc nhìn tốt hơn cho cảnh quan chung của khu vực. |
|
Điều này giúp gia chủ ở các góc khác nhau bên trong ngôi nhà cảm nhận được thời gian và thời tiết thông qua bóng tối và không khí. |
|
Chuỗi không gian được kết nối liên hoàn thông qua các ô thủng ngẫu nhiên, chuyển dần tính chất từ mở/ công cộng/ riêng tư và ngược lại. |
|
Sự hòa trộn giữa đóng và mở tạo nên sự đa dạng trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, giúp xóa mờ ranh giới giữa trong và ngoài, giữa nhà và đường phố, ngõ xóm, giữa con người với thiên nhiên. |
|
Kiến trúc sư áp dụng cách xây gạch tạo lỗ vừa lạ, vừa quen. |
|
Tường ngoài có nhiều lỗ thoáng nhưng không quá trống trải để vừa an toàn, riêng tư, vừa không quá bức bối. |
|
Trên mái nhà là vườn rau xanh mướt. Nguồn ảnh: Nguyễn Tiến Thành |
Hoàng Minh (theo Archdaily)