Nghiên cứu được thực hiện ở 7.675 người trưởng thành, tuổi ≥ 25 tuổi, tuổi trung bình là 54, BMI trung bình là 27, không mắc bệnh đái tháo đường. Họ được phỏng vấn về tần suất ăn 10 loại trái cây khác nhau, uống bất kỳ loại nước trái cây nào và các loại thực phẩm khác trên thang điểm từ 0 (không bao giờ) đến 10 (3 lần trở lên/ngày).
Các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành 4 nhóm tư dựa trên mức tiêu thụ trái cây trung bình của họ: 62 (khoảng 0 - 95)g/ngày, 122 (95 - 162)g/ngày, 230 (162 -283)g/ngày và 372 (283 - 961)g/ngày.
Kết quả theo dõi sau trung bình 5 năm thấy những người thuộc nhóm 3, ăn trái cây vừa phải 230g/ngày có tỷ lệ mắc đái tháo đường thấp hơn 36% so với những người thuộc nhóm 1, ăn ít trái cây 62g/ngày, sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính, hoạt động thể chất, giáo dục, tình trạng kinh tế xã hội, thu nhập, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc, bệnh tim mạch, tiền sử bệnh đái tháo đường của cha mẹ và tiêu thụ rượu, rau, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và calo. Mức ăn trái cây của những người thuộc nhóm 3 là khoảng 2 suất trái cây mỗi ngày, mỗi suất là 150g, tương ứng với một quả táo, cam hoặc chuối cỡ trung bình.
Ăn hai xuất trái cây giúp phòng bệnh tiểu đường. |
Các tác giả lý giải việc ăn nhiều trái cây hơn có liên quan đến độ nhạy insulin cao hơn và hoạt động của tế bào beta tuyến tụy thấp hơn. Đặc biệt, việc ăn nhiều táo - nhưng không phải trái cây họ cam quýt hoặc chuối, hai loại trái cây khác được nghiên cứu - có liên quan đến mức insulin huyết thanh sau khi ăn thấp hơn.
Tuy nhiên, nước ép trái cây không có tác dụng tương tự làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, có thể do lượng đường huyết tương đối cao và ít chất xơ có lợi hơn.
Nghiên cứu được TS Nicola P. Bondonno dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu về bệnh đái tháo đường, béo phì và lối sống của Úc (AusDiab), được công bố trên Tạp chí Journal of Clinical Emdocrinology and Metabolism ngày 2/ 6/ 2021.
TS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai)