Theo các nghiên cứu, trong 100g khoai môn chứa khoảng 372,6 calo năng lượng, fructose (0,1 gram), glucose (0,1 gram), thiamine (0,05 gram), riboflavin (0,06 gram ), niacin (0,64 gram), kẽm (0,17 gram), đồng (0,12 gram) và boron (0,12 gram). Trong khoai môn chứa 1,1 gram protein, 0,2 gram chất béo, 1 gram tro, 3,6 gram chất xơ, 19,2 gram tinh bột, 1,3 gram chất xơ hòa tan, 15 miligam vitamin C, 38 miligam canxi, 87 miligam phốt pho, 41 miligam magiê, 11 miligam natri, 354 miligam kali, 1,71 miligam sắt.
Ảnh minh họa |
Lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe
Nhờ đặc tính giàu dinh dưỡng mà khoai môn đặc biệt có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Khoai môn có hàm lượng kali cao giúp kiểm soát tăng huyết áp bằng cách phân hủy lượng muối dư thừa. Điều này làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề về tim mạn tính.
Giảm nguy cơ liên quan đến ung thư
Khoai môn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trong đó, quercetin, có nguồn gốc từ sắc tố tím của khoai môn là một chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính chống viêm, kháng virus, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
Các gốc tự do là các phân tử tích tụ trong cơ thể từ quá trình lão hóa và lối sống, gây tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Canh khoai môn nấu bắp ngọt. Ảnh minh họa |
Cải thiện tiêu hóa
Khoai môn có lượng chất xơ cao gấp đôi khoai tây. Chất xơ trong chế độ ăn uống giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và có thể làm giảm các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày và trào ngược axit.
Vì chất xơ di chuyển chậm qua hệ tiêu hóa nên các nghiên cứu cho thấy chất xơ cũng giúp bạn cảm thấy no hơn giữa các bữa ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng lành mạnh.
Tốt cho xương: Tuy là rau củ nhưng khoai môn có chứa một lượng canxi nhất định, hỗ trợ tối ưu việc hình thành và phát triển xương. Sử dụng khoai môn thường xuyên giúp bạn bổ sung thêm canxi và ngừa bệnh loãng xương sau này.
Đối tượng nên hạn chế ăn khoai môn
Một số đối tượng dưới đây nếu ăn nhiều khoai môn thì có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, xuất hiện nhiều tác dụng phụ.
Người bị ho đờm ho: Khoai môn được khuyến cáo không nên dùng cho những người bị đờm. Vì nước ép khoai môn sẽ làm gia tăng lượng đờm trong cơ thể, làm người bệnh thấy khó chịu và khiến bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân tiểu đường: Nhóm đối tượng này cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường. Trong khi đó khoai môn chứa hàm lượng lớn đường và tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho sức khỏe người bệnh.
Bánh khoai môn. Ảnh minh họa |
Người bị khó tiêu: Vì khoai môn nhiều tinh bột kháng nên những người mắc chứng khó tiêu, dạ dày yếu nên ăn ít kẻo làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Người có cơ địa dị ứng: Bệnh nhân bị nổi mề đay và hen suyễn nên hạn chế ăn khoai môn vì dễ gây phản ứng dị ứng đường hô hấp và dị ứng da, làm người bệnh thêm khó chịu và không tốt cho thể trạng bệnh nhân.
Mặt khác, khoai môn là thực phẩm bổ dưỡng, phù hợp cho người bệnh bị yếu sinh lý, không có sức mạnh tay và chân, thường xuyên đổ mồ hôi, suy dinh dưỡng…