Quả bơ
Bơ là thực phẩm thích hợp với những người bị xuất huyết tiêu hóa. Sau khi thất thoát một lượng máu, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng và mệt mỏi. Vì vậy bổ sung bơ có thể cung cấp cho cơ thể hàm lượng carbohydrate cao.
Ngoài ra, bơ còn có kết cấu mềm và mịn nên rất dễ tiêu hóa và không gây kích thích lên niêm mạc bị tổn thương. Hơn nữa các acid béo và chất chống oxy hóa trong thực phẩm này có thể khôi phục các tế bào và mạch máu hư hại.
Rau mồng tơi
Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân kích thích. Ngoài ra việc bổ sung rau mồng tơi vào chế độ ăn còn thúc đẩy làm lành vết thương và giảm các triệu chứng rối loạn đại tiện trong quá trình điều trị.
So với những loại rau khác, mồng tơi chứa thành phần dinh dưỡng vượt trội, bao gồm sắt và vitamin A. Sắt có vai trò thúc đẩy cơ thể sản sinh máu, trong khi đó vitamin A kích thích tế bào mới hình thành và chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Khoai lang
Tương tự như bơ, khoai lang cũng là loại thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột và năng lượng. Ngoài ra, khoai lang còn chứa một số chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân và giảm tình trạng táo bón ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày.
Thành phần chống oxy hóa trong khoai lang có thể thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium. Bên cạnh đó, hàm lượng beta – carotene trong khoai lang còn có khả năng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hồi phục sức khỏe.
Bông cải xanh
Một trong những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày chính là bông cải xanh. Đây là loại rau có chứa hàm lượng lớn chất Sulforaphane (một dạng hóa chất tự nhiên) có lợi cho cơ thể nhờ đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra, khi ăn bông cải xanh, cơ thể cũng được bổ sung thêm dưỡng chất chống oxy hóa để tăng cường bảo vệ và chữa lành cho dạ dày. Do đó, những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên ăn nhiều bông cải xanh để góp phần làm giảm bớt những tổn thương và triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Sữa chua
Nhiều năm trở về trước, sữa chua được biết đến là một loại thức ăn có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cũng cho thấy, mỗi ngày ăn khoảng 2 hộp sữa chua sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng dạ dày bị nhiễm trùng nếu kết hợp với thuốc kháng sinh. Trong sữa chua còn chứa thành phần Probiotic có chức năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm đường ruột, dạ dày do virus gây ra.