Trong thế giới tự nhiên, một số loài rắn độc nhất thế giới phân bố ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Chúng sở hữu nọc độc cực nguy hiểm.
|
Rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) thường xuất hiện ở những vùng đất khô cằn ở Australia. Loài rắn độc này có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa Hè, rắn Taipan nội địa có màu xanh nhạt. Đến mùa Đông, chúng sẽ chuyển thành màu nâu sẫm. Sự thay đổi màu sắc này liên quan đến việc thích nghi với môi trường khắc nghiệt của rắn Taipan nội địa. Ảnh: australian.museum. |
|
Nọc độc của rắn Taipan nội địa có khả năng gây chết người cao với liều gây chết trung bình LD50 là 0,01 mg/kg. Mặc dù sở hữu nọc độc cực nguy hiểm nhưng loài rắn này khá nhút nhát, hiếm khi tấn công con người. Ảnh: billabongsanctuary. |
|
Rắn biển Dubois (Aipysurus duboisii) phân bố nhiều ở vùng nước nhiệt đới ấm áp vùng biển san hô Ấn Độ Dương. Khi trưởng thành, chúng có chiều dài khoảng 80 - 150 cm. Ảnh: Rick Stuart-Smith. |
|
Loài rắn biển Dubois sở hữu nọc độc cực kỳ cao với liều gây chết trung bình LD50 là 0,04 mg/kg. Ảnh: Claire Goiran. |
|
Rắn hổ đất (Naja kaouthia) hay còn gọi rắn hổ mang một mắt kính, rắn hổ phì. Loài này được ghi nhận xuất hiện tại một số quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh đến một phần nhỏ phía Tây Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Việt Nam cũng là nơi phân bố của loài rắn hổ đất. Ảnh: thainationalparks. |
|
Khi trưởng thành, mỗi con rắn hổ đất dài từ 1,3 - 2,3m. Khi cảm thấy bị đe dọa, rắn hổ đất thường ngóc cao đầu và phình rộng mang. Chúng có thể phun nọc để tấn công kẻ thù nhưng chúng chủ yếu sử dụng răng nanh để cắn và tiêm nọc độc. Ảnh: thainationalparks. |
|
Rắn Mamba đen (Dendroaspis polylepis) phân bố nhiều tại các vùng hoang mạc ở châu Phi. Chúng di chuyển khá nhanh, với tốc độ 11 km/h trên một khoảng cách ngắn. Ảnh: africansnakebiteinstitute. |
|
Là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới, rắn Mamba đen nọc độc cực kỳ cao với liều gây chết trung bình LD50 là 0,05 mg/kg. Ảnh: species.wikimedia.org. |
|
Rắn Taipan ven biển (Oxyuranus scutellatus) phân bố tại các khu rừng ẩm ướt ở các vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới, chủ yếu ở vùng ven biển phía Đông và phía Bắc Australia hoặc trên đảo New Guinea. Ảnh: wikipedia. |
|
Khi trưởng thành, loài rắn Taipan ven biển có thể đạt chiều dài cơ thể lên gần 4m. Với LD50 là 0,1mg/kg, nọc độc của chúng có thể tấn công hệ thần kinh và gây tử vong cho người bị rắn cắn trong vòng chưa đầy 1 giờ nếu không được điều trị y tế kịp thời. Ảnh: Scott Eipper. |
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.