Phần lớn bộ não của chúng ta luôn hoạt động, ngay cả trong khi ngủ. Thế nhưng nó vẫn thường xuyên “tự lừa” với chúng ta với các hiện tượng tâm lý sau.
|
1. Hiệu ứng Barnum: Hiện tượng tâm lý đầu tiên được gọi là hiệu ứng Barnum, hay còn có tên khác là hiệu ứng Forer. Hiệu ứng Barnum là hiện tượng tâm lý khi ta tin rằng một mô tả tích cực chỉ đúng với mình, nhưng thật ra lại đúng với số đông. |
|
Đây chính là lý do con người tin vào tử vi, các bài kiểm tra tính cách trực tuyến hay bánh quy may mắn. |
|
Mọi người tin vào các mô tả tính cách hoặc thông điệp chung chung có thể áp dụng cho hầu hết mọi người, thế nhưng vì chúng ta cũng nằm trong số đông đó nên tưởng rằng đây là mô tả cụ thể dành riêng cho mình. |
|
2. Hiện tượng lỡ lời: Đây được gọi là hiện tượng Freudian slip (trượt lưỡi Freud), hay còn gọi là parapraxis, ám chỉ những hành động lỡ lời hoặc nói nhầm. |
|
Theo nhà thần kinh học nổi tiếng và là người sáng lập ra phân tâm học Sigmund Freud, các mảng tâm trí vô thức đôi khi chuyển sang các hành vi có ý thức và điều này khiến bạn nói những điều mà bạn không nhất thiết có ý định trong não trước đó. |
|
Ví dụ, một đứa trẻ gọi nhầm giáo viên là bố hay người phụ nữ có thể muốn nói với bạn mình rằng cô ấy yêu Daniel, nhưng thay vì nói Daniel, cô ấy có thể nói nhầm tên bạn trai cũ của mình. Vì hiện tượng đánh lừa này, người bạn sau đó có thể cho rằng cô ấy vẫn còn yêu bạn trai cũ dù đó chỉ đơn giản là lỡ lời. |
|
3. Hiện tượng thị giác có thể đánh lừa cảm nhận về hương vị đồ ăn: Đây là một trong những hiệu ứng tâm lý não bộ vẫn “đánh lừa” chúng ta hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy màu sắc của thực phẩm và bát đĩa có thể tác động cảm nhận về hương vị của thực phẩm. |
|
Ví dụ chocolate nóng sẽ có vẻ ngon hơn khi để trong cốc màu cam hoặc màu kem, thạch dâu tây có vẻ hấp dẫn hơn khi được bày trong đĩa trắng thay vì đĩa tối màu. |
|
4. Sự chú ý dư thừa: Bạn có cảm thấy mình rất khó tập trung không? Đôi khi đơn giản chỉ là bạn đang mắc bẫy hiện tượng chú ý dư thừa. |
|
Về cơ bản, điều này xảy ra khi sự chú ý của chúng ta giảm dần trong suốt một ngày sau khi liên tục chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác mà không thực sự hoàn thành bất kỳ công việc nào trong số đó. Sau đó, thật khó để tập trung hoàn toàn vào bất cứ việc gì. |
|
Để đối phó với hiện tượng này, hãy cố gắng tạo lịch trình và đặt thời gian cho các nhiệm vụ của bạn. |
|
5. Lý thuyết quá trình mỉa mai: Hầu hết chúng ta đều không muốn phải nghĩ hay nhớ lại về những trải nghiệm không may hay khoảnh khắc xấu hổ của mình. Thế nhưng bạn càng cố gắng kìm nén những hồi tưởng đó, chúng càng hiện ra trong đầu. Càng muốn quên điều gì và “bảo” não bộ đừng nghĩ, bạn sẽ càng nghĩ nhiều. |